Hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng xe nâng người kiểu Z (boom lift)

I/ Các bước thực hiện khi vận hành

  • Trước khi vận hành:
  • Kiểm tra mức dầu động cơ bằng việc mở cánh gà phía bên trái máy rút thước thăm dầu động cơ lên kiểm tra mức dầu. (mức dầu được cho là đủ để làm việc an toàn là nằm trong khoảng 2/3 phía trên phần chia vạch của thước thăm).
  • Kiểm tra nước làm mát: kiểm tra mực nước trong két nước,bình nước phụ (mực nước đủ khi nước trong bình nước phụ nằm  trong khoảng Min và Max).
  • Kiểm tra mức nhiên liệu. Mức nhiên liệu phải đảm bảo đủ cho máy hoạt động trong suốt thời gian làm việc.
  • Kiểm tra mức dầu thủy lực : Lật nắp bên phải máy nhìn thước thăm dầu thủy lực . Dầu ở giữa hai vạch MIN,MAX
  • Kiểm tra mặt bằng, không gian vị trí làm việc.
  • Các bước vận hành:

Bảng điều khiển bên dưới:

1: Công tắc điều khiển bên dưới 6 : Đồng hồ giờ
2: Công tắc hô trợ 7 : Công tắc lên xuống đốt 1
3: Công tắc ga 8 : Công tắc lên xuống đốt 2
4: Ổ khóa đề  9: Công tắc thò thụt đoạn ngọn
5: Công tắc tắt máy khẩn cấp 10: Công tắc Quay
  • Bật chìa khóa điện (4) đề nổ máy , cho máy nổ ổn định bắt đầu thực hiện các thao tác

Khi muốn điều khiển ở bảng điều khiển bên dưới ta bắt buộc phải bật lên và dữ công tắc Điều khiển bên dưới (1) sau đó dung tay phải điều khiển các thao tác cần thiết khác như:

  • Công tắc (7) lên ,xuống sẽ cho đoạn cần 1 lên hoặc xuống.
  • Công tắc (8) lên ,xuống sẽ cho đoạn cần 2 lên hoặc xuống.
  • Công tắc (9) lên ,xuống sẽ cho đoạn cần ngọn thò ra hoặc thụt vào .
  • Công tắc (10) sang phải hay sang trái cho phép máy quay sang bên phải hoăc trái.
  • Công tắc (5) Cho phép dừng máy trong điều kiện khẩn cấp,
  • Công tắc (3) lên, xuống cho phép điều chỉnh tăng ,giảm ga
  • Công tắc (2) chỉ được dùng khi động cơ bị hỏng không hoạt động được . Khi một tay bật công tắc (2) Một tay thực hiện các thao tác khác như hạ cần, di chuyển …

Bảng điều khiển bên trên:

1: Công tắc Quay  7: Công tắc quay lồng phải trái
2: Công tắc thò thụt đoạn ngọn  8: Công tắc ga
3: Công tắc lên xuống đốt 2  9:  Công tắc còi
4: Công tắc lên xuống đốt 1 10: Công tắc Đề, tắt máy
5: Công tắc di chuyển 2 bên xích 11: Công tắc tắt máy khẩn cấp
6: Công tắc hô trợ 12: Bàn đạp điều khiển bên trên
  • Bật chìa khóa điện , đề nổ máy , cho máy nổ ổn định bắt đầu thực hiện các thao tác
  • Vào lồng thao tác trên cao , đeo dây an tòan, khóa móc dây với thành lồng thao tác.

Khi muốn điều khiển ở bảng điều khiển bên trên lồng thao tác ta bắt buộc phải đạp chân lên bàn đạp điều khiển (12) và dữ , sau đó dùng tay điều khiển các thao tác cần thiết khác như:

  • Công tắc (4) lên ,xuống sẽ cho đoạn cần 1 lên hoặc xuống.
  • Công tắc (3) lên ,xuống sẽ cho đoạn cần 2 lên hoặc xuống.
  • Công tắc (2) lên ,xuống sẽ cho đoạn cần ngọn thò ra hoặc thụt vào .
  • Công tắc (1) sang phải hay sang trái cho phép máy quay sang bên phải hoăc trái.
  • Công tắc (5) bên trái lên xuống cho phép xích bên trái di chuyển tiến hoặc lùi.
  • Công tắc (5) bên phải lên xuống cho phép xích bên phải di chuyển tiến hoặc lùi.
  • Công tắc (11) Cho phép dừng máy trong điều kiện khẩn cấp.
  • Công tắc (10)cho phép đề hoặc tắt máy (không cần đạp chân lên Bàn đạp điều khiển bên trên (12).
  • Công tắc (8) ) lên, xuống cho phép điều chỉnh tăng ,giảm ga.
  • Công tắc (7) sang phải hay sang trái cho phép lồng thao tác quay sang bên phải hoăc trái.

II/ Lưu ý khi sử dụng vận hành:

  • Khi vận chuyển không được di chuển lên xuống phọc (phải cẩu lên).
  • Không để các đồ dung , vậy dụng dễ cháy vào trong khoang máy, đề phòng gây chập cháy.
  • Khi làm việc phải làm ten nền bằng phẳng đã được lu lèn chặt.
  • Không được để hàng hóa hoặc số người quá tải trọng cho phép 200KG.
  • Không được làm việc trên cao trong điều kiện giố mạnh.
  • Khi vận hành cần để ý tới sự va chạm với các vật thể khác trên cao.
  • Khi cần sạc điện bình ắc quy cần tháo hết các dây nối với bình rồi mới được sạc. khi tháo thì tháo thì tháo cọc âm (-) trước rồi đến cọc dương (+) . Khi lắp vào thì thao tác ngược lại.
  • Khi phát sinh cảnh báo, hay hiện tượng lạ cần dừng máy kiểm tra, báo cáo.

III/ Công tác chăm sóc bảo dưỡng máy:

  • Công việc đầu ca : Làm công tác kiểm tra trước khi vận hành máy.
  • Công việc hàng tuần:
  • Tháo thổi sách bụi lọc gió.
  • Xả đáy nước trong lọc tách nhiên liệu.
  • Kiểm tra bổ sung nước bình điện.
  • Kiểm tra các dây cua roa và hiệu chỉnh độ trùng của dây.
  • Kiểm tra các vị trí dò rỉ nước, dầu.
  • Bơm mỡ vào toàn bộ các khớp , toa quay.
  • Công việc bảo dưỡng 500h.
  • Thay dầu động cơ, thay lọc dầu động cơ.
  • Thay lọc gió.
  • Thay lọc nhiên liệu, vệ xinh lưới lọc ốc dầu vào bơm.
  • Xả nước đáy thùng dầu.
  • Công tác bảo dưỡng 1000H
  • Thực hiện công việc của bảo dưỡng 500H
  • Thay lọc điều khiển dầu thủy lực.
  • Thay dầu truyền động cuối.
  • Công tác bảo dưỡng 2000 H
  • Thực hiện công việc của bảo dưỡng 1000H.
  • Thay dầu thủy lực, lọc thủy lực.
  • Thay dầu quay toa.
  • Kiểm soát lại toàn bộ hệ thống máy.

Tags: , , ,